Theo quy định pháp luật, đâu là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm?

Đối tượng bảo hiểm là những đối tượng chịu tác động trực tiếp khi xảy ra rủi ro không mong muốn trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro với bên được bảo hiểm trên hợp đồng.

Hợp đồng bảo hiểm là bảng thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, và bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm định kỳ cho doanh nghiệp bảo hiểm, còn doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ phải chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trên hợp đồng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro (sự kiện bảo hiểm) nằm trong phạm vi bảo hiểm.

Một số loại hợp đồng bảo hiểm đang hoạt động hiện nay:

- Hợp đồng bảo hiểm con người.

- Hợp đồng bảo hiểm tài sản.

- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Đối tượng được bảo hiểm có thể là con người, tài sản, trách nhiệm dân sự hay các đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể như:

Đối với hợp đồng bảo hiểm con người

Theo Điều 31 của Luật kinh doanh bảo hiểm, thì đối tượng hợp đồng bảo hiểm con người được quy định:

“Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người

1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người.

2. Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:

A) Bản thân bên mua bảo hiểm;

B) Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;

C) Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;

D) Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.”

Vậy, đối với hợp đồng bảo hiểm con người thì đối tượng bảo hiểm chỉ liên quan đến tuổi thọ, tính mạng, hưu trí, tai nạn và sức khỏe của con người.

Bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho bản thân, bố, mẹ, vợ, chồng, con cái, anh chị em ruột,... nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi thì vẫn có thể được bảo hiểm. Tuy nhiên hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ không được giao kết với người đang mắc bệnh tâm thần, và việc giao kết hợp đồng với người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ, người giám hộ, nuôi dưỡng,...

Đối tượng bảo hiểm là gì?

Đối tượng bảo hiểm trên hợp đồng

Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản được quy định theo Điều 40 Luật kinh doanh bảo hiểm, cụ thể:

“Điều 40. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.”

Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, khi giao kết hợp đồng các bên xác định ngay được giá trị bảo hiểm của các đối tượng bảo hiểm.

Đối với hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Theo điều 52 của Luật kinh doanh bảo hiểm quy định về đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự như sau:

“Điều 52. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.”

Như vậy đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự được hiểu đơn giản là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm. Trong đó, người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự phải bồi thường bằng tài sản của mình, gánh chịu việc bù đắp những thiệt hại về vật chất và tổn thất tinh thần do hành vi của mình gây ra cho người khác. 

Một người sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi:

- Trường hợp có thiệt hại xảy ra: Chỉ khi có thiệt hại xảy ra thì mới bắt buộc phải bồi thường, chính vì thế cần phải xác định thiệt hại có xảy ra hay không và mức độ thiệt hại như thế nào. Những thiệt hại xảy ra như hủy hoại tài sản, mất mát, hư hỏng, nguồn thu nhập bị mất,… thì sẽ được tính thành tiền.

- Trường hợp có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật: Đây là những hành vi nghiêm trọng xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và quyền lợi của các chủ thể khác không phù hợp với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên vẫn có một số hành vi gây ra thiệt hại cho người khác nhưng phù hợp với quy định pháp luật thì sẽ không cần thiết phải bồi thường.

Ví dụ: Trong trường hợp bất ngờ, phòng vệ chính đáng hay các tình thế cấp tiết khác có xảy ra hành vi gây thiệt hại thì sẽ không cần phải bồi thường.

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm

Đối tượng hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 

Vậy nên, đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm là những đối tượng sẽ chịu tác động trực tiếp của các rủi ro, có thể là tài sản, con người, trách nhiệm dân sự hay các đối tượng khác đúng theo quy định của pháp luật.